Giữa phố thị ồn ào và náo nhiệt, xuất hiện một khu văn hóa mang tên “Không Gian Xưa” tọa lạc tại địa chỉ 402-404 Điện Biên Phủ, TP. Đà Nẵng mang đậm chất quê, in đậm dấu ấn tâm hồn Việt với không gian gần gũi cùng thiên nhiên và kiến trúc cổ...
Một góc “Không Gian Xưa”.
|
Khi cánh cửa chính mở ra, chúng ta bước vào và thật ngỡ ngàng, phía bên tay trái là bộ tứ bình tương đồng nhau, nhưng mỗi hình ảnh là một tác phẩm nghệ thuật được tái tạo rất riêng, rất ấn tượng để kết hợp nên tổng thể 4 mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông và Mai-Lan-Cúc-Trúc. Cả bộ tứ bình này được gắn ngay ngắn trên bức tường làm bằng gạch cổ, xây cao. Theo anh Lê Bá Huy, chủ nhân khu không gian xưa này cho biết: Đây vừa là tấm bình phong ngăn cách với bên ngoài, vừa là nơi chặn nguồn gió để tạo ra không gian thoáng đãng nơi đây, bởi với độ cao ấy sẽ hứng lấy được làn gió biển, bộ tứ bình sẽ hứng lấy được khí trời, phúc lộc của trời. Phía bên phải cổng là sự hiện diện hình ảnh một cây “Tùng La Hán” có tuổi trên 100 năm, là biểu tượng cho một đấng quân tử hào hiệp sẵn sàng đón khách.
Khi du khách bước vào “Cổ lầu” - nơi thư giãn, đàm trà trên bộ trường kỷ được những bàn tay tài hoa chạm trổ công phu và khéo léo. Đằng sau nó, một bức tranh quê phản ánh những nét đặc trưng của 3 vùng miền của dân tộc Việt Nam với giếng nước, gốc đa, sân đình, với những đàn trâu và lũy tre làng, với cầu tre và miệt vườn… cốt cách chân chất, giản dị nhưng rất đẹp và có sức lôi cuốn đến kỳ lạ. Bởi trong mỗi con người Việt, những hình ảnh này đã ăn sâu vào trong máu thịt, họ có thể ly nông nhưng không ly hương và quê hương bao giờ cũng là hình ảnh gợi cho mỗi người những cảm xúc mãnh liệt nhất, lâu bền nhất.
Đáng chú ý nhất trong “Không Gian Xưa” là hàng chục ngôi nhà cổ với nhiều cỡ khác nhau thật đẹp. Chủ nhân cho biết, các kiến trúc cổ này có tuổi gần 200 năm, được phục chế gần như nguyên bản với những bộ kèo được những người thợ giỏi nghề kỳ công chạm khắc. Bên trong ngôi nhà cổ là những án thư, bình phong, câu đối, tủ thờ, những bộ bàn ghế, trường kỷ… được chủ nhân sưu tầm khắp cả nước trong nhiều năm qua. Ngắm những chi tiết, hoa văn, phù điêu của những đồ nội thất ấy, mới thấy nét tài hoa, sự điêu luyện và sự tỉ mỉ của các nghệ nhân xưa.
Có lẽ trong hệ thống nhà rường cổ của Không Gian Xưa, đáng chú ý nhất là ngôi nhà cổ 3 gian, hai chái từng là nơi trú ngụ của một gia đình quan lại triều Nguyễn. Ngôi nhà rường cổ kính với đầy đủ đồ gia dụng và trang trí, từ bình phong, bàn thờ gia tiên, trường kỷ, sập gụ… đến tủ đựng quần áo, cả gương soi, rồi chén, đĩa, bình gốm cổ, bình vôi.
Trước những ngôi nhà cổ kính là hệ thống cây xanh, cây cảnh và bonsai. Trong đó đáng chú ý nhất là cây Thiên tuế đã trải qua 600 năm tuổi và là một trong những cây Thiên tuế có tuổi đời cao nhất Việt Nam, cây thứ hai hiện đang ngự ở Đền Hùng (Phú Thọ); xung quanh cây Thiên tuế là những cây lộc vừng hàng trăm năm tuổi, là biểu tượng của sự phát đạt, là cây đa cổ thụ như một lão trượng râu tóc bạc phơ đứng trầm ngâm nhìn thế sự… Giản dị và dân dã hơn là những cây khế chúm chím hoa tím, những thân cau thẳng tắp với dây trầu xanh quấn quýt, những khóm hoa ngát mùi thơm. Cạnh đó là những khối đá mang hình dáng những con linh thú; những nông cụ, lu, vại, quang gánh…. Tất cả được sắp đặt thành hình ảnh cây đa-bến nước-con đò, sân đình, chợ quê… và những lối đi lúc lên cao, lúc xuống thấp tạo nhịp điệu cho bước chân khám phá của du khách. Thêm thi vị cho khung cảnh là tiếng chim ríu rít, là tiếng róc rách của dòng thác đang tuôn chảy.
Đặc biệt ở “Không Gian Xưa”, một mảng phố cổ Hội An được chủ nhân tái hiện với những ngôi nhà cổ nho nhỏ với mái ngói rêu phong, hình ảnh đèn lồng phố cổ kết hợp với những chiếc bàn, ghế cổ chạm trổ khảm xà cừ càng làm cho khu phố cổ trở nên gần gũi. Đằng sau khu phố cổ còn có gác chuông. Và, khi du khách đã đi qua những miền ký ức của kiến trúc ấy, họ sẽ đến khu văn hóa ẩm thực để được khơi gợi vị giác và khứu giác, tận hưởng cho riêng mình những món ngon, món lạ mang hơi thở truyền thống qua hiện đại mà chỉ có ở “Không Gian Xưa”.
Khi du khách bước vào “Cổ lầu” - nơi thư giãn, đàm trà trên bộ trường kỷ được những bàn tay tài hoa chạm trổ công phu và khéo léo. Đằng sau nó, một bức tranh quê phản ánh những nét đặc trưng của 3 vùng miền của dân tộc Việt Nam với giếng nước, gốc đa, sân đình, với những đàn trâu và lũy tre làng, với cầu tre và miệt vườn… cốt cách chân chất, giản dị nhưng rất đẹp và có sức lôi cuốn đến kỳ lạ. Bởi trong mỗi con người Việt, những hình ảnh này đã ăn sâu vào trong máu thịt, họ có thể ly nông nhưng không ly hương và quê hương bao giờ cũng là hình ảnh gợi cho mỗi người những cảm xúc mãnh liệt nhất, lâu bền nhất.
Đáng chú ý nhất trong “Không Gian Xưa” là hàng chục ngôi nhà cổ với nhiều cỡ khác nhau thật đẹp. Chủ nhân cho biết, các kiến trúc cổ này có tuổi gần 200 năm, được phục chế gần như nguyên bản với những bộ kèo được những người thợ giỏi nghề kỳ công chạm khắc. Bên trong ngôi nhà cổ là những án thư, bình phong, câu đối, tủ thờ, những bộ bàn ghế, trường kỷ… được chủ nhân sưu tầm khắp cả nước trong nhiều năm qua. Ngắm những chi tiết, hoa văn, phù điêu của những đồ nội thất ấy, mới thấy nét tài hoa, sự điêu luyện và sự tỉ mỉ của các nghệ nhân xưa.
Có lẽ trong hệ thống nhà rường cổ của Không Gian Xưa, đáng chú ý nhất là ngôi nhà cổ 3 gian, hai chái từng là nơi trú ngụ của một gia đình quan lại triều Nguyễn. Ngôi nhà rường cổ kính với đầy đủ đồ gia dụng và trang trí, từ bình phong, bàn thờ gia tiên, trường kỷ, sập gụ… đến tủ đựng quần áo, cả gương soi, rồi chén, đĩa, bình gốm cổ, bình vôi.
Trước những ngôi nhà cổ kính là hệ thống cây xanh, cây cảnh và bonsai. Trong đó đáng chú ý nhất là cây Thiên tuế đã trải qua 600 năm tuổi và là một trong những cây Thiên tuế có tuổi đời cao nhất Việt Nam, cây thứ hai hiện đang ngự ở Đền Hùng (Phú Thọ); xung quanh cây Thiên tuế là những cây lộc vừng hàng trăm năm tuổi, là biểu tượng của sự phát đạt, là cây đa cổ thụ như một lão trượng râu tóc bạc phơ đứng trầm ngâm nhìn thế sự… Giản dị và dân dã hơn là những cây khế chúm chím hoa tím, những thân cau thẳng tắp với dây trầu xanh quấn quýt, những khóm hoa ngát mùi thơm. Cạnh đó là những khối đá mang hình dáng những con linh thú; những nông cụ, lu, vại, quang gánh…. Tất cả được sắp đặt thành hình ảnh cây đa-bến nước-con đò, sân đình, chợ quê… và những lối đi lúc lên cao, lúc xuống thấp tạo nhịp điệu cho bước chân khám phá của du khách. Thêm thi vị cho khung cảnh là tiếng chim ríu rít, là tiếng róc rách của dòng thác đang tuôn chảy.
Đặc biệt ở “Không Gian Xưa”, một mảng phố cổ Hội An được chủ nhân tái hiện với những ngôi nhà cổ nho nhỏ với mái ngói rêu phong, hình ảnh đèn lồng phố cổ kết hợp với những chiếc bàn, ghế cổ chạm trổ khảm xà cừ càng làm cho khu phố cổ trở nên gần gũi. Đằng sau khu phố cổ còn có gác chuông. Và, khi du khách đã đi qua những miền ký ức của kiến trúc ấy, họ sẽ đến khu văn hóa ẩm thực để được khơi gợi vị giác và khứu giác, tận hưởng cho riêng mình những món ngon, món lạ mang hơi thở truyền thống qua hiện đại mà chỉ có ở “Không Gian Xưa”.
Địa chỉ
Không Gian Xưa
402-404 Điện Biên Phủ, TP. Đà Nẵng
Đặt phòng khách sạn tại VNBAYS khách sạn ở Biển Mỹ Khê Đà Nẵng rất nhiều giá rẻ
ReplyDeleteThông tin rất hay, cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin.
ReplyDelete------------------------------------
Ms Nga - Kinh Doanh - SacoJet.vn
Tel: 0938 172 672 - 090 262 1479 – 1900 63 6479
Đại Lý đặt Vé Máy Bay Vietjet Air Đi Đà Nẵng tại Tp.HCM
Website đặt vé trực tuyến: www.SacoJet.vn